Người dân Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh mất 169 năm mới có thể đủ tiền để mua được 1 căn nhà mặt phố. Trong khi đó, nếu làm việc và sống ổn định ở những đô thị lớn này phải mất hơn 20 năm mới đủ tiền để mua được 1 căn hộ chung cư.
- Phúc An Ashita Bàu Bàng – Khu phố Nhật Bản đẳng cấp giữa lòng Bình Dương
- Phúc An Ashita: Sức hút từ hạ tầng đến pháp lý hoàn chỉnh
- Phúc An Ashita và sự phát triển đô thị hiện đại tại Bình Dương
- Môi trường sống xanh tại Phúc An Ashita 2023
- Các mẫu nhà trong dự án Phúc An Ashita Bình Dương 2023
Theo dữ liệu vừa mới công bố của trang thông tin bất động sản, giá rao bán trung bình các loại hình nhà ở Hà Nội hiện nay là 22,8 tỷ đồng/căn với nhà mặt phố, 17,8 tỷ đồng/căn với biệt thự, 6,3 tỷ đồng/căn với nhà riêng và 3,1 tỷ đồng/căn đối với chung cư. Theo ước tính thu nhập bình quân của người lao động Hà Nội năm 2023 là 135 triệu đồng/năm. Như vậy, để sở hữu một căn nhà mặt phố tại Hà Nội, người dân thủ đô cần “cày cuốc” 169 năm, muốn sở hữu biệt thự thì cần 132 năm, mua nhà riêng sẽ mất 47 năm, còn mua căn hộ chung cư mất 23 năm (giả thiết họ dùng toàn bộ thu nhập để mua nhà).
Trong khi đó, tại TP. Hồ Chí Minh, giá rao bán trung bình một căn nhà mặt phố là 25 tỷ đồng, tương đương với 169 năm thu nhập bình quân của người lao động tại thành phố này. Giá trung bình mỗi căn biệt thự là 24 tỷ đồng, tương đương 162 năm thu nhập của người dân. Giá nhà riêng rơi vào khoảng 7,9 tỷ đồng/căn, tương đương 53 năm thu nhập. Còn chung cư được rao bán với mức giá trung bình 3,5 tỷ đồng/căn, gần bằng 24 năm thu nhập. Mức thu nhập bình quân của người lao động TP. Hồ Chí Minh trong năm 2023 được Batdongsan.com.vn ước tính khoảng 148 triệu đồng/năm.

Chuyên gia bất động sản Nguyễn Quốc Anh nhận định việc mua nhà ở các đô thị lớn Việt Nam sẽ ngày càng khó khăn, do đó người dân cần có kế hoạch tích lũy, gia tăng thu nhập để sớm mua được nhà thay vì chờ đợi giá giảm sâu.
Có thể thấy, Việt Nam đang đứng hàng đầu Đông Nam Á về mức độ chênh lệch giữa giá nhà và thu nhập bình quân của người lao động. Từ năm 2018 đến 2021, tỷ lệ chênh lệch giá bất động sản với thu nhập bình quân của người Việt Nam không ngừng tăng, vượt cả Singapore. Trong khi chỉ số này ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan có dấu hiệu giảm. Ông Nguyễn Quốc Anh dự báo: “Giá bất động sản Việt Nam sẽ khó có xu hướng giảm và khoảng cách giữa giá nhà với thu nhập bình quân của người dân sẽ ngày càng tăng lên”.
Tuy nhiên, thu nhập thực tế của người dân có thể cao hơn con số thống kê, nhiều người Việt không chỉ sống bằng lương. Báo cáo tâm lý người tiêu dùng bất động sản Việt Nam (CSS) đầu năm 2023 của Batdongsan.com.vn phản ánh 80% số người tham gia khảo sát đã sở hữu ít nhất một bất động sản và có từ 66% – 87% trong số họ dự định mua thêm bất động sản thứ hai, thứ ba trong vòng một năm tới.
Chuyên gia bất động sản Nguyễn Quốc Anh cũng đưa ra một số lưu ý cho người mua bất động sản trước khi “xuống tiền” cho loại tài sản giá trị lớn này.
Thứ nhất, cần dành thời gian tìm hiểu và đến khảo sát thực tế khu vực, căn nhà mình muốn mua, xem xét các yếu tố giao thông, hạ tầng có thuận tiện hay không.
Thứ hai, cần tính toán kỹ phương án tài chính, nhất là những ai dùng đến đòn bẩy tài chính, trong bối cảnh lãi suất ngân hàng vẫn đang ở mức cao. Thứ ba, người mua nên tìm hiểu nhiều nguồn thông tin rõ ràng, uy tín cũng như tham khảo tư vấn từ người có kinh nghiệm và những chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản.