Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đưa vào sử dụng 7 tháng, nhưng khu tái định cư cho hơn 220 hộ dân nhường đất xây dự án vẫn chưa xong
- Bất động sản vẫn ách tắc dù được tháo gỡ
- Cập nhật Lãi Suất Vay Ngân Hàng Tháng 11/2023
- Nội dung còn ý kiến khác nhau trong dự thảo luật Đất đai sửa đổi
- Bình Thuận sẽ đầu tư đường ven biển hơn 7.600 tỉ đồng đi qua khu vực nào của TP. Phan Thiết?
- Doanh nghiệp bất động sản săn lùng môi giới giỏi
Khu tái định cư Gia Ray, huyện Xuân Lộc, rộng hơn 9,4 ha với kinh phí hơn 270 tỷ đồng để tái định cư cho 175 hộ dân nhường đất dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây và 50 hộ dân tái định cư tại chỗ. Đến nay dự án mới chỉ hoàn thành cơ sở hạ tầng khoảng 90%.

Công trình khởi công vào năm 2021, dự kiến hoàn thành dịp 30/4/2023, song phải dừng thi công nhiều tháng qua do vướng mặt bằng một số hộ dân. Điều này dẫn tới nhiều khu vực công trình xuống cấp, sắt thép hoen gỉ, ống thoát nước hư hỏng.
Theo một công nhân tại đây, vướng mặt bằng nên nhiều tháng nay đơn vị trúng thầu chỉ thi công cầm chừng và bảo vệ tài sản máy móc đang để ở công trường. “Chúng tôi cũng muốn xây dựng xong sớm để còn làm dự án khác”, người này nói.

Theo UBND huyện Xuân Lộc, phần lớn khu tái định cư cơ bản đã hoàn thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật với đường đô thị, vỉa hè, điện nước, hệ thống nước thải… Theo thiết kế, khu tái định cư có 368 nền đất, diện tích lô chính là 200 m2, lô phụ là 80 m2.

Trong quá trình chờ khu tái định cư Gia Ray, UBND huyện Xuân Lộc phải chi trả tiền tạm cư cho các hộ dân 3 triệu đồng một tháng.
Ông Khoa, ngụ xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, đã giao 560 m2 đất để làm cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây từ cuối năm 2020. Tuy nhiên đến nay ông chưa nhận được đất để xây nhà mà phải đi ở nhờ nhà con gái. “Bố trí tái định cư kéo dài quá lâu, gần 3 năm phải đi ở nhờ, cuộc sống của gia đình bị đảo lộn rất nhiều”, ông Khoa nói.

Ông Lê Khắc Sơn, Phó chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc, cho biết đến nay chính quyền vận động được 7 hộ dân đồng ý di dời trong tháng 11. Địa phương đang vận động 3 hộ còn lại, nếu không được sẽ tiến hành cưỡng chế để đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng. Địa phương dự kiến đầu năm 2024, người dân trong diện tái định cư nhận nền đất, xây nhà.

Ông Trần Bước, một hộ dân chưa di dời, cho biết gia đình chưa đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư do chỉ được cấp một lô tái định cư tại chỗ, trong khi nhà đông người.
“Gia đình tôi luôn chấp hành chủ trương của nhà nước, song chỉ mong cơ quan chức năng xem xét, bồi thường thoả đáng”, ông Bước nói.