Chuyên gia dự báo, giữa cuối 2024 đến năm 2025, nhiều quyết sách mới đi vào thực tiễn, hứa hẹn tác động tích cực đến ngành địa ốc.
- Phúc An Ashita: Sức hút từ hạ tầng đến pháp lý hoàn chỉnh
- Phúc An Ashita và sự phát triển đô thị hiện đại tại Bình Dương
- Môi trường sống xanh tại Phúc An Ashita 2023
- Các mẫu nhà trong dự án Phúc An Ashita Bình Dương 2023
- Quy mô và Loại sản phẩm của dự án nhà phố Phúc An Ashita Bình Dương 2023
Đánh giá về thực trạng đình trệ của thị trường địa ốc, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan cho rằng bối cảnh hiện nay tương tự thời điểm khó khăn năm 2013 và cần “ngòi nổ” để giúp thị trường đảo chiều. Vào năm 2013, khi ngành bất động sản khủng hoảng, giao dịch đình trệ, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai sửa đổi, đồng thời gói kích thích 30.000 tỷ đồng được tung ra với lãi suất 5-6% một năm dành cho phân khúc nhà ở xã hội. Những chính sách này đã giúp tạo thói quen giao dịch trên thị trường.
Với hiện nay, ông Quốc Anh cho rằng thị trường cần chính sách cụ thể, tác động trực tiếp vào người mua, bán như gói hỗ trợ hàng chục nghìn tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức 15-16% hoặc cao hơn. Ông cũng nhắc đến bài học từ Trung Quốc, sau thời gian thị trường địa ốc trầm lắng kéo dài, Chính phủ Trung Quốc đưa ra chính sách 16+ hay gói hỗ trợ 5 tỷ USD nhưng rất khó để kích thích thị trường khi người dân đã có tâm lý và thói quen e ngại giao dịch bất động sản.
Theo Batdongsan, có thể tính điểm rơi thị trường đảo chiều bằng cách quan sát các chỉ báo cho thấy có thể phá băng bất động sản. Về chỉ báo lãi suất, quý I/2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có những điều chỉnh giảm mạnh lãi suất huy động kỳ hạn 1-6 tháng. Và sau khoảng 1,5 năm, đến quý II/2013, thị trường xuất hiện tín hiệu cân bằng. Đối chiếu ở giai đoạn hiện tại, lãi suất kỳ hạn 1-6 tháng tăng lên từ quý II/2022, nếu quý I năm nay, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất, thị trường sẽ cân bằng và dự báo xuất hiện tín hiệu đảo chiều vào quý II/2024.
Thực tế, mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã giảm một loạt lãi suất điều hành, dấu hiệu cho thấy nhà điều hành có thể nới lỏng chính sách. Tuy nhiên, tác động của chính sách này cần độ trễ để đánh giá.
Ở chỉ báo tăng trưởng tín dụng, năm 2012, mục tiêu tín dụng giảm từ 20% xuống còn 7%, lạm phát lên tới 8%. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 12% và lạm phát giảm còn 6%. Sau khi nới lỏng, thị trường lập tức có tín hiệu đảo chiều. Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ năm 2019 đến tháng 11/2022 ổn định ở mức 14%. Nếu tiếp tục nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2023, tín hiệu đảo chiều có thể sẽ xuất hiện sớm.